Đánh giá Trần_Trọng_Kim

Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các của ông, nhận xét:

"Tôi quen Trần Trọng Kim từ ngày ông còn dạy học, viết sử. Trong những tác phẩm của mình, ông động viên ý chí quật cường cho thanh niên... Tôi rất có cảm tình đối với ông ấy. Trần Trọng Kim là một người yêu nước nhưng không phải là một nhà chính trị. Ông ta cần được sự giúp đỡ ý kiến" [40]

Từ năm 1945, do nhận lời làm Thủ tướng Đế quốc Việt Nam, ông bị các báo chí bí mật của giới trí thức yêu nước chửi rủa nặng nề. Chu Lang làm thơ phê phán ông thẳng thừng:

"Ngực đeo cái biển Việt gian, cúi đầu bái tạ Thiên hoàng phía đông".

Khi gặp đại diện của Việt Minh, ông Lê Trọng Nghĩa, Trần Trọng Kim nói:"Lịch sử sẽ phán xét công việc của chúng tôi"[41][42][43] Khi ông Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam kỳ cho Việt Nam:

"Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn sàng xin lui…"[44]

Chính phủ Trần Trọng Kim từng đưa ra bản Tuyên cáo về đường lối chính trị, trong đó tuyên bố "quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á". Ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của nhà Nguyễn nhận xét:

"Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng… Bộ mặt Việt gian phản quốc của Trần Trọng Kim ngày nay chúng tôi mới thấy thật rõ, nhưng đã được những người cộng sản vạch ra một năm trước khi nội các Trần Trọng Kim ra đời. Nhà cách mạng Trường Chinh, trong báo Cờ Giải phóng số ra ngày 18-4-1944 đã viết: "Bọn Việt gian thân Nhật bảo: thì đồng bào ta cứ hy sinh cho Nhật miễn sao cho cuộc chiến tranh Đại Á của Nhật được toàn thắng thì nước ta sẽ được độc lập tự do. Xảo quyệt thay giọng lưỡi ấy. Có đời thuở nào hy sinh cho bọn đế quốc đang cướp nước mình lại được độc lập tự do bao giờ. Giá bọn Việt gian thân Nhật nói trắng ngay rằng đồng bào hãy chịu khó hy sinh tính mạng, tài sản để cho một nhóm Việt gian thân Nhật được mũ cao áo dài thì đúng hơn""[29].

Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh có bài viết nhận xét: Vua Bảo Đại chỉ là bù nhìn trong tay người Pháp và người Nhật, thế mà Trần Trọng Kim vẫn chấp nhận phục vụ phát xít Nhật để tìm cách giữ ngôi vua cho Bảo Đại. Trần Trọng Kim đã được Việt Minh khoản đãi rất tốt, nhưng ông vẫn bỏ ra nước ngoài để theo vua Bảo Đại (và Bảo Đại lúc đó thì đang nhận sự tài trợ tiền bạc của Pháp, thế lực đã quay lại xâm chiếm Việt Nam). Dù sớm nhận ra sự giả dối của Pháp và về nước, nhưng Trần Trọng Kim vẫn có những bài viết, cuốn sách với nội dung bài xích Việt Minh và phong trào kháng chiến chống Pháp do Việt Minh lãnh đạo chỉ vì họ đã buộc Bảo Đại thoái vị. Vì lòng trung thành với một vị vua mà đi ngược lại phong trào kháng chiến của dân tộc, thì có thể coi Trần Trọng Kim là "ngu trung" và rất mâu thuẫn với một người được giáo dục theo tinh thần Cộng hòa của nước Pháp[45].

Nhà thơ Nguyễn Hải tỏ ra trân trọng đóng góp về học thuật của Trần Trọng Kim, nhưng phê phán việc ông phục vụ quân phát xít Nhật[45]:

Một tài năng tầm cỡ Một tiết tháo hoen mờ! Một cái tên, liệu rồi mai một, một mai!…

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh nhận xét:

Ông bị lôi cuốn vào hoạt động chính trị, mặc dầu sự hiểu biết chính trị của ông không sâu sắc, không thức thời. Ông bị người ta (Nhật) dùng làm con bài, mà vẫn tưởng là họ cho ông ra đóng góp với dân tộc. Tư tưởng của Trần Trọng Kim là tư tưởng luân lý phong kiến. Đọc sách Nho giáo của ông, mọi người thấy rõ điều này. Cho đến khi gặp bế tắc, ông vẫn cứ phải loay hoay với lý thuyết của Khổng Tử (qua câu cuối cùng của ông nói với Phạm Khắc Hòe về việc đi ở ẩn), do đó mà bế tắc lại càng bế tắc.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trần_Trọng_Kim http://yeuhannom.blogspot.com/2013/06/thu-but-cua-... http://nghivenuocviet.com/giao-su-stein-tonnesson-... http://www.vjol.info/index.php/ncpt-hue/article/vi... http://namkyluctinh.org/a-tailieuvnch/noicac-ttkim... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TranTrongKi... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=240... http://viethoc.org/eholdings/sach/vnsl.pdf http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-p... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/... http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/nhu...